Insane
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

 HOÀN CHÂU CÁCH CÁCH


phan 27

 Nhà vua càng tò mò:
 – Ủa, vậy sao? Tên gì?
 Tử Vy cười đáp:
 – Một cặp gà nướng như vậy có tên là món “Tại thiên nguyện tác tỷ dực điểu”.
 (Người dịch chú thích:
 Câu này lấy trong bài Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị đời Đường, mô tả mối tình đẹp mà đau thương của vua Đường Huyền Tông – Tức Minh Hoàng – và nàng Dương Quý Phi. Trong vụ binh biến của An Lộc Sơn, nhà vua phải chạy vào đất Thục, nửa đường quân lính đòi giết Dương Quý Phi, cho là vì nàng mà có cuộc bạo loạn này, Đường Huyền Tông bị ép buộc phải cho lệng thắc cổ Dương Quý Phi nhớ đến người đẹp. Trong bài Trường Hận Ca có hai câu:
 Tại Thiên nguyện tác tỷ dực điểu
 Tại địa nguyện vi liên lý chi.
 Nghĩa là:
 Trên trời xin làm chim liền cánh
 Dưới đất xin làm cây liền cành.
 Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều của Việt Nam, khi viết Cung Oán Ngâm Khúc, mô tả mối tình của vua và nàng quý phi, cũng mượn ý hai câu này:
 Tranh tỷ dực nhìn ưa chim nọ,
 Đồ liên chi lần trỏ hoa kia. )
 Càn Long hoàng đế cười vang, gật gù:
 – Hay, hay lắm! Tên gọi thật văn vẻ.
 Nhà vua cười vừa chăm chú nhìn Tử Vy, trong lòng thầm cảm phục tài văn chương cũng như trí thông minh của đứa con gái xinh đẹp mà đầy vẻ kỳ lạ này. Nhà vua nói thêm:
 – Nhưng mà món ăn có cái tên đẹp như thế thì người ta đâu có nỡ ăn?
 Tiểu Yến Tử đã hoàn tất món “Gà ăn trộm”, vui vẻ nói lớn:
 – Nướng xong rồi! Ăn được rồi! Gọi tên gì thì lúc đói bụng cũng ăn tuốt.
 Mọi người lại cười vang.
 Tiểu Yến Tử đem món gà nướng tới, đặt vào giữa, xé gà mời nhà vua va mọi người ăn. Tử Vy thì rót rượu. Nhà vua cũng không câu nệ gì nữa, dùng tay xé gà ăn thử, cảm thấy thơm ngon vô cùng, gật gù khen ngợi:
 – Chà! Cái món “Tại thiên nguyện tác tỷ dực điểu” này quả là ngon.
 Sau đó thấy Tử Vy đem món xào của nàng tới, khói bốc nghi ngút, mùi thơm xông lên nức mũi, nhà vua hỏi:
 – Tử Vy, ngươi xào món gì mà có màu đỏ màu xanh trông đẹp mắt quá vậy?
 Tử Vy cười đáp:
 – Thưa lão gia, món này gọi là “Hồng chủy lục anh ca” (con chim vẹt lông xanh mỏ đỏ).
 Ông thầy Kỷ tấm tắc:
 – Tên gọi hay lắm!
 Nhà vua dùng đũa gắp thử một miếng, gật đầu:
 – Tên gọi đã hay mà hương vị cũng rất ngon. Món “Hồng chủy lục anh ca” này ăn thật lạ miệng.
 Đại tướng Ngạc Mẫn nghển cổ mà ngó:
 – Cái gì mà “Hồng chủy lục anh ca”? Toàn là rau thôi hà!
 Vĩnh Kỳ nói:
 – Ông Ngạc à, giữa chốn non xanh nước biếc thanh tú như thế này thì phải có món ăn chứa đựng ý thơ chứ. “Hồng chủy lục anh ca” không phải là một câu thơ hay sao?
 Nhà vua cười ha hả, bảo Ngạc Mẫn:
 – Đúng, đúng! Mấy ông là dân nhà võ, cho nên thiếu mất sức tưởng tượng mà thôi.
 Đại tướng Phó Hằng gắp một miếng rau xào, gật đầu phụ họa:
 – Ngon lắm! Quả thật là ngon tuyệt! Tôi chưa từng được ăn món rau nào ngon như vậy. Hôm nay đã có “Tỷ dực điểu”, lại có món “Anh vũ”, đúng là chúng ta có duyên với những loài chim trời.
 Tiểu Yến Tử tiếp lời:
 – Giả nhu quý vị muốn ăn “Hồng thiêu Tiểu Yến Tử” (chim yến quay) hay bất cứ món thịt chim thú nào, tôi cũng làm được hết.
 Mọi người cười vang. Hồ thái y bây giờ mới lên tiếng:
 – Hôm nay được ăn những món ngon miệng, lại có tên gọi thật hay. Lần này đi theo lão gia, tôi quả thật có phước.
 Ông thầy Kỷ thành thật khen ngợi:
 – Phải à, con nhỏ Tử Vy này đúng là có khí chất thanh nhã như lan như huệ. vậy đó.
 Tiểu Yến Tử nguýt ông thầy của mình:
 – Thưa thầy, còn tôi thì sao?
 Ông thầy Kỷ bối rối trước câu hỏi bất ngờ, nhà vua cười bảo:
 – Ngươi hả? Ngươi thì “hữu khẩu vô tâm”.
 Tiểu Yến Tử phụng phịu:
 – Lão gia! Lão gia quá thiên vị rồi đó!
 Mọi người cười vang. Ông thầy Kỷ nói:
 – Tiểu Yến Tử bây giờ cũng đã tiến bộ nhiều rồi.
 Tử Vy lại đem tới thêm mấy món rau nữa. Thấy hai con gà nướng đã biến thành đống xương, bây giờ còn lại toàn là món rau nữa. Nàng nói:
 – Lão gia, chúng con thình lình phải làm món ăn, ở chốn quê mùa vắng vẻ này chỉ có thể làm những món ăn tùy tiện thôi. Món rau này là một trong những món thông thường ở nhà quê, nhưng lại có tên gọi rất hay. Đó là món “Yên thảo như bích ty” (Cỏ xứ Yên như tơ biếc – một câu thơ đời Đường).
 Mọi người lại cười vang, khen cái tên hay. Nhà vua cũng vui vẻ vô cùng.
 Tử Vy trỏ một món rau khác:
 – Món này thì có tên “Tần tang đê lục chi” (Dâu xứ Tần buông thấp cành xanh – Thơ Đường).
 Với món rau xào khác, bên trên bày ít miếng đậu hủ, nàng nói:
 – Còn đây là món “Mạc mạc thủy điền phi bạch hạc” (Hạc trắng bay trên ruộng nước mênh mông – Thơ Đường).
 Trỏ một món khác nữa, cũng là rau xào, trên bày trứng gà chiên, nàng giới thiệu:
 – Đây là món “Âm âm hạ mộc chuyển hoàng ly” (chim oanh vàng hót trong đám cây mát mẻ mù hè – Thơ Đường).
 Nhà vua ngạc nhiên vì những món hương vị lạ miệng, và nhất là những cái tên gọi văn nhã do Tử Vy đặt ra, chứng tỏ nàng là tay văn chương lỗi lạc.
 Mấy món rau đã gần hết, Tử Vy bưng tới một con vịt chiên. Nhà vua hỏi:
 – Vẫn còn món ăn à? Đây là món gì?
 Tử Vy cười:
 – Dạ, là món “Phượng hoàng đài phượng hoàng du” (Chim phượng hoàng rong chơi trên đài Phượng Hoàng – Thơ Đường), để ăn với cơm cho no bụng.
 Nhà vua khoái trá cười vang. Mọi người vui vẻ cười theo.
 Bữa ăn chấm dứt thì cơm và các món ăn cũng sạch trơn. Hôm nay mọi người ăn món ăn ngon, món lạ, lại nhờ khung cảnh hữu tình và không khí thoải mái, nên ăn rất mạnh.
 Cơm no rượu đủ, nhà vua càng thêm cao hứng, vừa muốn giỡn với Tử Vy vừa muốn thưởng thức tài văn chương của nàng, thấy nàng đang dọn dẹp chén đũa, bèn trỏ đống xương gà mà hỏi:
 – Cái gì đây?
 Tử Vy ngẩng lên cười:
 – Lão gia, đây gọi là “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản” (Hạc vàng một đi không trở lại – Thơ Đường – ý của Tử Vy là thịt gà thịt vịt đã ăn hết rồi, không còn nữa).
 Chẳng những thích thú về học vấn của Tử Vy, nhà vua còn ngạc nhiên về trí thông minh lanh lẹ của nàng. Nhà vua vỗ bụng cười ha hả, cười mãi không thôi, tiếng cười thật sảng khoái. Các cận thần từ bao năm vẫn gặp mặt nhà vua mỗi ngày, mà chưa bao giờ được thấy nhà vua vui vẻ đến mức đó.
 Cười đã đủ, nhà vua gật đầu nhìn Tử Vy, nói tiếp:
 – “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”! Hay lắm! Có ý nghĩa lắm! Đúng là “một đi không trở lại”!
 Rồi nhà vua lại nhìn mọi nguời mà cười ha hả. Ai nấy đều vui lây niềm vui của nhà vua.
 Ông thầy Kỷ cũng không thể không khâm phục Tử Vy, nhưng còn muốn làm khó nàng thêm nữa để thử tài nàng. Ông trỏ đống xương vịt mà hỏi:
 – Còn cái này thì gọi là gì?
 Tử Vy vừa gom đống xương gà, vừa ngẩng nhìn dòng suối róc rách gần bên, đáp không nghĩ ngợi:
 – Dạ, đây là “Phượng Hoàng đài không, giang tự lưu” (Đài Phượng Hoàng đã trống, nước sông vẫn chảy – cũng lấy ý thơ Đường).
 Ông thầy Kỷ chưa kịp khen ngợi thì nhà vua đã đứng bật dậy, cười lớn:
 – Con nhỏ Tử Vy này! Ta phục ngươi rồi đó!
 Mọi người đứng dậy theo, vui vẻ cười nói không thôi. Ba chàng thanh niên thì vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ đưa mắt nhìn nhau. Nhĩ Khang càng vui sướng hơn ai hết, chàng nhìn Tử Vy, cảm thấy vừa yêu vừa kính, vừa khâm phục vô cùng…

 Chương 25


Hôm đó mọi người tới một thị trấn bé nhỏ, cũ kỹ.
 Nhà vua cùng mọi người đi xem phố xa. Bỗng thấy một đám người chạy ngang, vui vẻ gọi nhau ơi ới:
 – Mau lên, mau lên! Trễ rồi! Coi chừng không có chỗ tốt đâu…
 Nhĩ Khang túm lấy một người:
 – Xin hỏi, chuyện gì xảy ra mà ồn ào vậy?
 Người này đứng lại, vừa thở vừa nhìn chàng:
 – Mấy người đây nhất định là ở xa tới phải không? Hèn gì không biết là hôm nay tiểu thơ nhà họ Đỗ, là đệ nhất mỹ nhân ở vùng này, tổ chức gieo cầu kén chồng, cho nên cả thị trấn mới ồn ào lên.
 Tiểu Yến Tử nghe vậy thì khoái quá, kéo Tử Vy chạy theo đám người địa phương, vừa chạy vừa bảo:
 – Mau lên, mau lên! Mình cũng phải tới coi cho biết. Tôi chưa bao giờ được coi người đẹp gieo cầu chọn chồng mà!
 Vĩnh Kỳ vội chạy theo kéo hai người lại:
 – Hai cô không phải nói là đi được đâu, phải hỏi lão gia xem lão gia có muốn đi coi không đã.
 Nhà vua cũng thấy cao hứng:
 – Hả? Gieo cầu chọn chồng hả? Ta cũng chưa từng được coi cái trò này. Mọi người cùng đi coi cho biết.
 Thế là cả đoàn kéo nhau đi theo dân địa phương, tới trước ngôi lầu của nhà họ Đỗ. Tới nơi thì đã có cả mấy trăm người chen chúc rồi. Cảnh tương vo cùng náo nhiệt. Nhà vua cùng mọi người cũng chen vào đám đông. Ba chàng thanh niên cùng mấy đại thần võ tướng cố gắng mở đường cho nhà vua và hai nàng thiếu nữ len vào. Nhưng vì đến hơi trễ, người lại quá đông, không thể kiếm được chỗ tốt nhất để có thể nhìn cho thật rõ.
 Tiểu Yến Tử trở lại với xã hội, được tới chỗ hội hè đông vui như vầy thì sung sướng lắm, vừa hăng hái chen lấn vừa quay lại cười hì hì với Vĩnh Kỳ:
 – “Cậu Năm” à, nghe nói cô tiểu thu này là trang giai nhân tuyệt sắc đó, đàn ông con trai như cậu với mấy anh đây đừng có bỏ lỡ cơ hội này nghe không. Phải chú ý chờ lúc tiểu thư đó tung trái cầu thêu xuống thì cậu lập tức nhảy lên mà bắt. Với cậu thì đó là chuyện dễ mà. Còn như cậu bắt hụt thì tôi có thể giúp cậu.
 Vĩnh Kỳ biết Tiểu Yến Tử nói là dám làm, chẳng cần biết nên hay không nên, vội nghiêm mặt nhắc nhở:
 – Ngươi đừng có nói bậy, đây không phải là chuyện giỡn được đâu. Ngươi đừng có tới gần chỗ gieo trái cầu thêu có được không?
 Tiểu Yến Tử vênh mặt:
 – Nhưng mà đây là cơ hội hiếm có, ngoài Nhĩ Khang ra thì cậu với Nhĩ Thái đều có thể gianh bắt trái cầu được mà. Nếu quả là cô tiểu thơ đó đẹp thật sự thì nhất định tôi sẽ giúp hai người.
 Vĩnh Kỳ và Nhĩ Thái đưa mắt nhìn nhau, đều cảm thấy lòng dạ không yên, vì sợ Tiểu Yến Tử làm bậy. Nhĩ Thái hỏi bạn:
 – Tôi thấy chỗ này đông đúc nhiều chuyện, hay là mình rút ra ngoài đi.
 Nhà vua nghe mấy người trẻ nói với nhau như vậy thì lại hiểu lầm, nên cũng nói xa xôi bóng gió:
 – Tiểu Yến Tử, tại sao Nhĩ Khang lại không thể đón bắt trái cầu? Ngươi phải giải thích cho nó biết chứ.
 Tiểu Yến Tử giật mình bối rối:
 – Tại vì… vì… trong lòng Nhĩ Khang…
 Tử Vy quýnh lên, bèn lén đạp lên mũi giầy của Tiểu Yến Tử để nhắc nhở. Nhĩ Khang cũng hoảng, phải thúc nhẹ cùi chỏ vào cánh tay nàng. Tiểu Yến Tử liền đáng trống lảng, vội cúi ngat xuống ôm chân ôm tay, kêu lên:
 – Ái da! Đau quá!…
 Nhà vua ngạc nhiên vừa thắc mắc, địng hỏi tiếp thì đám đông đã xuất hiện. Đám đông thi nhau reo hò, bàn tán:
 – Coi kìa!… Giai nhân đã ra rồi kìa!…
 – Đẹp quá ta!… Không biết bữa nay ai có phước giựt được trái cầu đây?…
 – Nhà họ Đỗ đã cho bài trí lễ đường xong xuôi rồi, chỉ chờ người nào bắt được trái cầu là cho gọi vào làm lễ thành hôn ngay thôi…
 Nhĩ Khang buột miệng:
 – Chọn chồng như vậy không phải là quá mạo hiểm hay sao?
 Một người đứng cạnh làm ra vẻ hiểu biết:
 – Không làm vậy thì làm sao? Tiểu thư đó đã hai mươi hai tuổi rồi mà vẫn chưa cho nơi chốn. Phần vì nhà họ Đỗ quá giàu, phần vì Đỗ Tiểu Thư quá đẹp, nơi nào đến cầu hôn cũng bị chê bai, khiến không còn ai dám tới cầu hôn nữa, Đỗ lão gia không thể cứ chờ đợi mãi như vậy cho nên mới phải dùng đến cách này, đem chuyện hôn nhân của Đỗ tiểu thư giao phó cho Ông Trời mà thôi.
 Trong lúc đám đông bàn tán ồn ào thì Đỗ tiểu thư đã ra tới bao lơn trên cao, có hai a hoàn dìu hai bên. Đám đông ngửa cổ lên coi, tiếp tục reo hò, chỉ trỏ, bàn tán ồn ào. Đỗ tiểu thư mặc bộ đồ đỏ thắm rất đẹp, hai a hoàn mặc đồ xanh.
 Đám đông chợt im lặng. Nhà vua cũng nhu mọi người đều chăm chú nhì ngắm dung nhan của Đỗ tiểu thư, ai cũng phải nhìn nhận nàng có nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn, cá lặn nhạn sa (Nguyên văn: Bế nguyệt tu hoa, trầm ngư lạc nhạn).
 Im lặng nhìn ngắm một hồi, đám đông lại ồn ào lên. Đám thanh niên đua nhau la lớn:
 – Đỗ tiểu thư!…
 – Đỗ cô nương!…
 – Đỗ mỹ nhân!…
 -… Nhớ gieo trái cầu qua bên này nghe!…
 Tử Vy vẫn nhìn không chớp mắt, rồi kinh ngạc kêu lên:
 – Quả là xinh đẹp tuyệt trần!
 Nhĩ Khang tiếp lời ngay:
 – Nhưng không đẹp bằng một người khác!
 Vĩnh Kỳ cũng phụ họa:
 – Đúng! Không đẹp bằng “người đó”!
 Nhà vua và Đại học sĩ Phúc Luân đều ngạc nhiên, quay nhìn ba chàng thanh niên, không hiểu họ nói “người nào”.
 Đúng lúc đó, một thanh niên ăn mặc rách rưới, thân hình gầy guộc, mặt mũi nhăn nhó cất tiếng van xin:
 – Các vị đại gia, làm ơn bố thí chút tiền mua chén cơm ăn. Mẹ tôi ở nhà đang bệnh nặng, ông nội tôi cũng đã ngoài tám mươi rồi. Gia đình tôi đã ở bước đường cùng, không còn cách gì để sống nữa! Xin các vị bố thí làm điều thiện, tôi được đội ơn.
 Tiểu Yến Tử nhìn người thanh niên này, chạnh lòng nhớ lại những tháng năm nghèo khổ của mình, bèn đưa mắt nhìn Tử Vy, rồi cả hai cùng mở túi tiền, cho anh ta chút ít.
 Chàng thanh niên mừng quá, nhận tiền rồi chấp tay vái:
 – Cảm tạ nhị vị cô nương! Cảm tạ nhị vị cô nương!
 Từ trên đài cao chợt vang lên mấy hôi thanh la. Đám đông đang ồn ào vội im lặng. Đỗ viên ngoại cầm trái cầu thêu bước ra, nói lớn:
 – Quý vi hương thân, quý vị láng giềng đồng hương, quý vị thân hữu… Hôm nay con gái tôi là Đỗ Nhược Lan sẽ gieo cầu để chọn hôn phu. Thanh niên nào chưa từng kết hôn, tuổi từ mười tám trở lên, hăm lăm trở xuống, bất luận là ai, nếu bắt được trái cầu này thì lập tức thành hôn. Nếu người bắt được trái cầu mà đã có vợ rồi, hoặc không ở trong hạn tuổi đã định, thì con gái tôi sẽ gieo lại lần nữa. Xin các thanh niên đã có gia thất, hoặc không ở trong hạn tuổi, đừng chen lấn để cướp trái cầu. Bây giờ bắt đầu.
 Đám đông lại nhất loạt vỗ tay reo hò, chỉ trỏ. Những thanh niên đủ đỉều kiện cứ thi nhau nhảy lên la lớn:
 – Xin liệng cho tôi!…
 – Liệng cho tôi đi!…
 – Liệng bên này này!…
 – Đỗ tiểu thư! Đừng có liệng bên đó! Liệng bên này này!…
 Những thanh niên đó không ai bảo ai, tận lực chen lấn để đến gần hơn. Đám đông càng náo động.
 Đỗ tiểu thư Nhược Lan do dự nhìn bên này bên kia, rồi cuối cùng nhắm mắt lại, tung trái cầu thêu lên cao. Trái cầu vừa rơi xuống vừa bay qua bay lại theo gió, rồi tiếp tục rơi về phía Tiểu Yến Tử đang đứng. Một đám thanh niên xô tới, thi nhau nhảy lên. Tiểu Yến Tử không tự chủ được, nhảy lên dùng tay hất trái cầu qua phía Vĩnh Kỳ. Chàng hoảng lên, vội nhảy lên dùng tay hất trái cầu ngược trở lại, không dè lại về phía Tiểu Yến Tử. Nàng cười thích thú, lại nhảy lên hất trái cầu qua phía Vĩnh Kỳ. Thấy Tiểu Yến Tử đùa giỡn như vậy, chàng giận quá, nhảy lên hất trái cầu trở lại phía Tiểu Yến Tử. Nàng lại nhảy lên hất qua phía Vĩnh Kỳ…
 Hai người cứ nhảy lên chuyền trái cầu cho nhau như giỡn chơi vậy. Vì hai người đều có võ nghệ, nhảy cao hơn người bình thường, nên các thanh niên khác không sao giành được. Đám đông thấy chuyện lạ càng reo hò, thích thú, khiến quang cảnh cực kỳ sôi động.
 Nhà vua không nhịn được nữa, phải quát lên:
 – Tiểu Yến Tử! Ngươi làm gì vậy?
 Tiếng quát của nhà vua khiến nàng giật mình, chia trí, vô tình hất trái cầu qua phía chàng thanh niên ăn xin vừa rồi, khiến chàng ta ngỡ ngàng, rồi như hành động theo bảng năng, chàng vội đưa tay đón bắt trái cầu, ôm vào lòng mà ngã lăn xuống đất. Đám đông reo hò vang trời, đổ xô lại, chen lấn để coi mặt kẻ may mắn. Chàng thanh niên cũng bàng hoàng, rồi cũng bàng hoàng, rồi ngây người nằm dưới đất ôm trái cầu trong tay. Tiểu Yến Tử, vốn có thiện cảm với chàng thanh niên nghèo này ngay từ đầu, thấy vậy thì nhảy lên vỗ tay, vui sướng la lên:
 – Ê! Trái cầu đã vào tay… vào tay…
 Nàng hỏi chàng thanh niên:
 – Anh tên gì?
 Chàng thanh niên ấp úng:
 – Tề… Tề Chí Cao.
 Tiểu Yến Tử la thật lớn:
 – Mọi người nghe đây! Tân lang là Tề Chí Cao! Tân lang la Tề Chí Cao!
 Nhĩ Khang, Nhĩ Thái bước tới đỡ Tề Chí Cao đứng dậy.
 Đỗ viên ngoại từ trong nhà dẫn một đám gia nhân ra. Thấy người đang ôm trái cầu lại là một thanh niên nghèo khổ, ai nấy đều giật mình thất sắc. Đỗ viên ngoại vội la lên:
 – Lần gieo này không tính? Đỗ cô nương sẽ giao lại lần nữa…
 Đám đông chợt im lặng nhìn nhau. Tiểu Yến Tử cảm thấy bất bình, bước tới nói lớn:
 – Sao lại không tính? Không phải chính miệng ông đã nói rằng bất luận là ai, miễn chưa có vợ và trong hạn tuổi là được hay sao?
 Rồi nàng quay qua hỏi chàng thanh niên nghèo khổ họ Tề.
 – Anh có vợ ở nhà không? Bao nhiêu tuổi?
 Tề Chí Cao bối rối:
 – Tôi… tôi chưa có vợ, năm nay hai mươi… Nhưng mà người ta đã khinh khi tôi, thì… thôi đi!…
 Rồi chàng thanh niên đưa trái cầu cho Đỗ viên ngoại, cúi đầu lễ phép:
 – Tôi chỉ là con nhà nghèo khổ, cơm ăn áo mặc còn chưa đủ, làm sao nói chuyện lấy vợ? Xin hoàn lại trái cầu này. Thật tình không dám trèo cao!
 Đỗ viên ngoại cầm lấy trái cầu định bỏ đi, nhưng Tiểu Yến Tử đã tức giận bước tới chặn lại, nói lớn:
 – Sao lại có chuyện “không tính” như vậy được? Người ta chưa có vợ, lại trong hạn tuổi, hoàn toàn phù hợp với các điều kiện đặt ra, sao ông không chịu nhìn nhận? Liệu con gái ông sẽ phải gieo cầu mấy lần, hứa gả cho mấy người đàn ông đây?
 Đỗ viên ngoại cũng tức giận, lớn tiếng lại:
 – Ngươi là đứa con gái ở đâu tới mà xen vô chuyện này? Ngươi không nể sợ ta hay sao?
 Tiểu Yến Tử trợn mắt:
 – Tôi việc gì phải sợ ông? Ông là kẻ khinh người, đã đặt ra điều kiện rồi lại lật lọng. Rõ ràng ông đa phạm tội… tội…
 Rồi nàng đưa mắt nhìn nhà vua, hét lớn:
 -… Tội khi quân? Biết chưa?
 Đỗ viên ngoại càng tức giận, ông ta tái mặt, lắp bắp:
 – Cái gì?… Tội… tội khi quân? Làm gì… làm gì có vua chúa nào ở đây? Ta thích cho con gái ta gieo cầu mấy lần là quyền của ta!
 Thấy đôi bên cứ lớn tiếng qua lại như vậy, nhà vua không nhịn được nữa, bước tới nói lớn, giọng như chuông vang:
 – Không được cãi cọ nữa! Nghe ta nói đây!
 Đám tùy tùng không ai bảo ai, cùng bước tới chặn đường Đỗ viên ngoại, trong khi nhà vua hỏi chàng thanh niên họ Tề:
 – Tề Chí Cao, ta nghe ngươi nói năng thanh nhã, vậy chắc ngươi cũng đã từng đi học?
 Tề Chí Cao lễ phép:
 – Thưa vâng. Tôi được đi học từ nhỏ, nhưng mà là một kẻ bạch diện thư sinh thật vô dụng.
 Nhà vua lắc đầu:
 – Ai nói vậy? Ngươi đã đi thi lần nào chưa?
 Tề Chí cao gật đầu:
 – Dạ, tôi đã trúng tuyển khoa thi Hương, nhưng rồi sai đó cứ rớt hoài!
 Nhà vua ôn tồn bảo:
 – Tuổi hãy còn trẻ như thế, tương lai còn dài, rất có hy vọng, chẳng nên bỏ ngang việc học việc thi…
 Rồi nhà vua quay nhìn Đỗ viên ngoại:
 – Hôm nay tôi trên đường đi ngang đây, tình cờ gặp chuyện trọng đại này, nhân rảnh rang cũng ghé tới coi. Đỗ tiên sinh à, ông cũng chẳng nên ham giàu chê nghèo. Tôi thấy cậu Tề Chí Cao đây nhất định sẽ có tương lai rực rỡ. Trời đã giúp ông chọn rễ thì ông nên đón nhận mới đúng…
 Nhà vua lại quay qua Đại học sĩ Phúc Luân:
 – Phúc Luân, có lễ vật gì để mừng thì đưa cho cậu ta.
 Phúc Luân bước tới, không biết tính sao, chỉ thò tay vào túi lấy ra hai đĩnh vàng tốt, đưa cho Tề Chí Cao:
 – Đây là lễ vật của lão gia tôi. Sau khi đã có gia đình, cậu phải học hành để đi thi.
 Đám đông tò mò nãy giờ cứ im lặng theo dõi câu chuyện, đến lúc thấy Phúc Luân đưa số vàng lớn như vậy thì nhất loạt ồ lên kinh ngạc. Cả Tề Chí Cao lẫn Đỗ viên ngoại đều trố mắt, ngây người ra. Mãi sau Đỗ viên ngoại mới như bừng tỉnh, nhìn nhà vua từ đầu đến chân:
 – Tôi phải xưng hô với tiên sinh đây như thế nào?
 Nhà vua mỉm cười:
 – Tôi họ Ngải.
 Đỗ viên ngoại lễ phép:
 – Xin mời Ngải tiên sinh quá bộ vào trong uống trà.
 Nhà vua lắc đầu:
 – Tôi còn phải tiếp tục lên đường, không thể ngồi lại được, tình cờ gặp được chuyện vui mừng của gia đình tiên sinh như vầy là có duyên rồi. Tiên sinh đã quyết định gả tiểu thư cho cậu thanh niên này rồi phải không?
 Đỗ viên ngoại có vẻ khó nói:
 – Chuyện này…
 Nhà vua quay lại gọi lớn:
 – Thầy Kỷ à, có đem theo giấy bút không?
 Giáo thụ Kỷ Hiểu Phong vội đem giấy bút tới cười vui vẻ:
 – Tôi biết thế nào lão gia cũng cần đến giấy bút nên vừa rồi đã chạy vào nhà họ Đỗ mượn được rồi đây. Nhưng mà chỗ này không có bàn ghế, làm sao ngồi viết?
 Nhà vua rất tự nhiên:
 – Thì ta kê vào lưng của đứa nào đó mà viết.
 Nhĩ Khang vội bước tới, xoay lại và khom người xuống cho nhà vua trải tờ giấy lên lưng mình. Nhà vua một tay đè tờ giấy, viết bốn chữ lớn “Thiên tác chỉ hợp”, rồi thò tay vào trong áo lấy con triện, đóng triện lên tờ giấy.
 Vua Càn Long đưa giấy cho lão họ Đỗ, rồi kề tai lão ta nói mấy câu. Không biết nói gì, mà chỉ thấy lão run bây bẩy. Cầm giấy lên ngơ ngác nhìn vào.
 Lúc đó vua mới quay qua bảo với ông Phước Luân:
 – Thôi mọi chuyện đã kết thúc, chúng ta phải lên đường ngay, không nên chần chờ nữa.
 Và thế là cả đoàn kéo nhau đi. Chỉ thấy lúc đó Đỗ lão gia quỳ mọp xuống dập đầu liên tục. Thiếu niên họ Tề thấy Đỗ lão gia dập đầu không biết ất giáp gì, cũng dập đầu theo.
 Khi vua Càn Long và đám tùy tùng đã đi rất xa rồi, lão họ Đỗ mới dám đứng dậy, lão nhìn theo mà cứ nghĩ mình nằm mơ, nhưng rồi khi nhìn lại mảnh giấy trong tay với dấu ấn còn rành rành bốn chữ “Càn Long ngự ấn” mới tin đó là sự thật. Và không dằn được lòng, ông quay qua nắm chặt lấy tay chàng trai trẻ, xúc động nói:
 – Hiền tế ơi hiền tế! Con có biết là mạng con to thế nào không? Thì ra đúng là trời đã chọn người cho ta mà ta lại chẳng biết. Ta chắc chắn là một ngày nào đó rồi con sẽ có một tương lai huy hoàng!
Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_22
Phan_23
Phan_24
Phan_25
Phan_26
Phan_28
Phan_29
Phan_30
Phan_31
Phan_32
Phan_33
Phan_34
Phan_35
Phan_36
Phan_37 end
Phan_Gioi_Thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .